Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho các cơ sở lưu trú. Họ không chỉ đơn thuần là những người bán hàng mà còn là cầu nối giữa dịch vụ của khách sạn và nhu cầu của khách hàng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên kinh doanh trong ngành khách sạn, từ nhiệm vụ đến các kỹ năng cần thiết để thành công.
nhân viên kinh doanh khách sạn
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là những người làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược tiếp thị và kết nối khách hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Trong bối cảnh ngành Khách sạn – Nhà hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này cũng rất cao.
Để trở thành một nhân viên kinh doanh thành công, bạn cần phải trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng. Những yếu tố cạnh tranh như khả năng giao tiếp, tư duy phân tích và tính sáng tạo là rất cần thiết.
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh khách sạn
Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về vai trò của nhân viên kinh doanh hay muốn biết cách thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ, các chức năng nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Tìm kiếm khách hàng mới
- Xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng tiềm năng.
- Khai thác khách hàng mới qua nhiều kênh thông tin và truyền thông khác nhau như Agoda, booking.com, mytour.vn…
- Chủ động liên hệ với khách hàng tiềm năng để giới thiệu các dịch vụ, ưu đãi và đặc điểm của khách sạn.
Duy trì và chăm sóc khách hàng cũ
- Chăm sóc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, đặc biệt là các khách hàng chiến lược của khách sạn.
- Theo dõi thời gian kết thúc hợp đồng để đưa ra kế hoạch thuyết phục khách hàng cũ tiếp tục sử dụng dịch vụ.
việc làm nhân viên sales nhà hàng khách sạn
Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng
- Gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi dành riêng cho khách hàng cũ.
- Đảm bảo doanh thu hàng tháng từ đối tượng khách hàng cũ.
Giám sát chất lượng dịch vụ tại khách sạn
- Giám sát chất lượng dịch vụ để khách hàng nhận được giá trị tốt nhất.
- Liên hệ với các bộ phận liên quan để phục vụ nhanh chóng khi có vấn đề xảy ra đối với dịch vụ của khách hàng đang sử dụng.
Công việc khác
- Phối hợp cùng bộ phận Marketing lên chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tri ân… thu hút khách hàng và tiếp cận khách hàng để quảng bá.
- Phối hợp các bộ phận khác nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng thị hiếu khách hàng.
- Đảm bảo doanh thu tổng cho khách sạn.
- Làm báo cáo định kỳ và phát sinh.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.
Yêu cầu cần có của một nhân viên kinh doanh khách sạn
Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn cần rèn luyện một số tố chất quan trọng sau:
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán, thuyết phục khách hàng.
- Khả năng phân tích, nhạy bén với từng đối tượng khách hàng.
- Sáng tạo, xây dựng chiến lược tốt.
- Tác phong chuyên nghiệp, lịch sự với khách hàng, hòa hợp với đồng nghiệp.
- Cẩn trọng, tỉ mỉ, trung thực.
- Đam mê và mong muốn gắn bó với nghề.
nhân viên kinh doanh giỏi giao tiếp
Bạn đang tự hỏi nhân viên kinh doanh lĩnh vực NHKS là làm gì, bạn có khát khao trở thành một nhân viên kinh doanh khách sạn giỏi? Hãy tham khảo những thông tin quan trọng mà Chefjob đã chia sẻ trên đây nhé.
Tin liên quan
Bảng Kế Hoạch Kinh Doanh Khách Sạn Cần Những Thông Tin Gì?
Nghệ Thuật Cross-Selling Trong Kinh Doanh Nhà Hàng – Khách Sạn